Bệnh nói nhiều
Những người mắc bệnh nói nhiều,
Thực ra cũng chẳng có điều gì hay.
Nói bằng miệng, làm bằng tay,
Miệng to, tay bé có ngày quái thai!
Tản mạn về Bệnh nói nhiều
Nói nhiều là căn bệnh trầm kha của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam từ rất xưa đến nay. Tôi nhớ những năm tám mấy của thế kỷ trước, có lẽ là khoảng năm 1987 (năm mèo), người ta đã có câu chế giễu những người, những “giai cấp” nói nhiều thế này: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Ngày nay bệnh nói nhiều còn có một tên gọi mới, “hiện đại” hơn, “oách” hơn, mà giới trẻ thường dùng để nói tới những người thân thủ phi phàm, nói nhiều hơn làm, đó là bệnh chém gió! Thậm chí còn bùng nổ các cuộc thi đại hội chém gió, chém gió giờ còn là thú vui tao nhã của giới già, giới trẻ!
Trong chương trình Gala cười 2003, tiểu phẩm “Bệnh nói nhiều” của đoàn kịch 1 nhà hát tuổi trẻ đã rất thành công khi phản ánh căn bệnh này của XH Việt Nam. Từ năm đó, có những câu nói đã trở thành “huyền thoại”, trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người trong một thời gian dài và cho đến tận bây giờ: “ở đời phải biết mình là ai“, “giá trị đảo lộn tất cả, chả biết đường nào mà lần“, “trời không mưa cũng mặc áo mưa“
Cũng sau tiểu phẩm này, NS Đức Khuê đã nổi lên như cồn và nhiều người biết đến Đức Khuê cũng là qua tiểu phẩm “bệnh nói nhiều”. Tôi biết phần lớn các bạn đã xem tiểu phẩm này rồi, hôm nay xem lại nha. Bạn nào chưa xem thì cũng nên xem cho biết.
Chết bỏ mịa, từ nãy giờ mắc bệnh nói nhiều mà không biết các thím ạ!
Lục Đức Thành
Bài mới nhất của Lục Đức Thành (Xem tất cả)
- Hết - 13/05/2017
- 4 bánh và 4 chân - 11/05/2017
- Tiệc xóm - 03/05/2017
- Có một chiều - 30/04/2017
- Cuối năm - 29/04/2017
Để lại lời bình